thủ môn

TRAI BẢN VÀO HỘI THI THỐNhững tưởng Trại sáng tác điêu khắc truyền thống dân tộcCơ TuH.Nam Đông (diễ giá vàng cà mau

【giá vàng cà mau】Tay đục trẻ truyền cảm hứng điêu khắc

TRAI BẢN VÀO HỘI THI THỐ

Những tưởng Trại sáng tác điêu khắc truyền thống dân tộc Cơ Tu H.Nam Đông (diễn ra hồi tháng 7 vừa qua) quy tụ toàn những nghệ sĩ ở độ tuổi trung niên,đụctrẻtruyềncảmhứngđiêukhắgiá vàng cà mau nhưng ngược lại chúng tôi thấy rất nhiều tay đục trẻ tham gia. Ông Trần Quốc Phụng, Chủ tịch UBND H.Nam Đông, đánh giá dù mới tổ chức lần đầu nhưng trại sáng tác đã huy động được khá đông nghệ nhân với 143 tác phẩm gồm các đề tài về huyền thoại, truyền thuyết, tín ngưỡng, chân dung, đời sống văn nghệ, lao động sản xuất và muông thú. Tất cả các tác phẩm đều có tính thẩm mỹ cao, có sắc thái riêng, thể hiện một cách sinh động bản sắc văn hóa của người Cơ Tu. Để góp nên sự thành công đó, không thể không nhắc đến những nhân tố trẻ tham gia trại sáng tác.

Phạm Văn Vệ, một thanh niên đam mê điêu khắc đã có nhiều tác phẩm khá tốt

HOÀNG SƠN

Tôi ấn tượng với hình ảnh nhỏ thó của chàng trai Phạm Văn Vệ (25 tuổi, trú tại thôn A Prung, xã Thượng Long) khi anh chăm chú vào từng nhát đục để tạc bức tượng người đàn ông cầm ngọn mác. Nhiều người lầm tưởng Vệ là một cậu học sinh vì khuôn mặt trông non nớt. Thế nhưng chứng kiến những cú bổ dùi cui đanh giòn, tay đục chắc nịch, nhiều người không khỏi trầm trồ về kỹ năng điêu khắc gỗ của Vệ. "Trong 10 ngày tham gia trại sáng tác, em đã tạc xong 2 bức tượng. Trong đó, bức tượng đàn ông cầm mác là bức tượng em thích nhất vì đây là lần đầu tiên em tạc tượng hình người. Khó nhưng rất vui…", Vệ nói.

Vệ sinh ra trong một gia đình có truyền thống về điêu khắc gỗ. Bố Vệ là ông Phạm Văn Biết, 65 tuổi, một nghệ nhân điêu khắc có tiếng trong vùng. Năm lên 12 tuổi, thấy bố lặn lội kiếm gỗ về rồi cặm cụi đục đẽo để làm tượng tròn các loại, Vệ thích lắm. Thấy đứa con trai tỏ ra có năng khiếu, ông Biết đã không tiếc công sức lên rừng kiếm gỗ, nhường đồ nghề cho con tự học. Dần dà, Vệ đam mê khi nào không hay. Có bữa tạc tượng hình thú, Vệ bỏ luôn bữa cơm vì không muốn mạch cảm hứng vụt tắt. Ở cạnh bố mỗi ngày, Vệ tự học, tự thực hành trên những thân gỗ, chỗ nào khó lại hỏi bố. "Mới đây, bố con mình tới trại sáng tác tượng. Mình già rồi nên cũng chẳng ham hố thi thố chi, nhưng phải đi cho Vệ trải nghiệm", ông Biết chia sẻ.

Dù đến trại sáng tác cả 2 bố con không có giải thưởng gì, nhưng Vệ rất vui vì đã học hỏi được nhiều kỹ năng. Quan trọng nhất là Vệ rành rõi hơn về phong cách nghệ thuật điêu khắc của người Cơ Tu.

NIỀM VUI CỦA NHỮNG NGƯỜI THẦY

Ông Tà Rương Mão, cán bộ phụ trách văn hóa xã Thượng Long, khi kể về những thanh niên có khả năng điêu khắc đã không giấu được niềm tự hào. "Vệ dự trại sáng tác khi 25 tuổi. Còn những cái tên trẻ tuổi hơn cũng có kỹ năng điêu khắc khá tốt, như Arất La (24 tuổi), Bhling Tân (20 tuổi, cùng trú thôn A Chiếu)… Nhiều em học sinh sau giờ lên lớp đã tìm đến các lớp điêu khắc do những nghệ nhân nhiều kinh nghiệm đứng lớp. Ở khắp các thôn bản, giờ đây các thế hệ cứ nối tiếp nhau, chỉ bảo, học hỏi nhau để cùng gìn giữ và phát huy bộ môn nghệ thuật truyền thống này", ông Mão nói.

Tay đục trẻ truyền cảm hứng điêu khắc - Ảnh 2.

Phạm Văn Vệ với tác phẩm người đàn ông cầm ngọn mác tại trại sáng tác điêu khắc diễn ra vào tháng 7 vừa qua

HOÀNG SƠN

Ngồi bên cạnh, ông Bhling Tin (70 tuổi, trú tại thôn 4, xã Thượng Long), người vừa đạt giải nhì tại trại sáng tác, góp chuyện: "Ngày xưa, điêu khắc gỗ được xem như ngón nghề cha truyền con nối hoặc người trong dòng họ bày vẽ cho nhau. Ngày nay, điêu khắc không còn bó hẹp trong những gia đình nữa mà đã được truyền dạy cho thế hệ trẻ thông qua các lớp học. Người có năng khiếu thì chỉ cần học 1 tháng rồi tự rèn giũa sẽ thành nghệ nhân điêu khắc giỏi".

"Điều đáng mừng là thế hệ trẻ hôm nay đã dần mặn mà với nghệ thuật truyền thống. Như con trai của tôi là Bhling Táy (38 tuổi) đã học điêu khắc từ khi tuổi đời mới ngoài đôi mươi. Trại điêu khắc vừa qua, Táy đã hái quả ngọt với giải khuyến khích. Tôi không nhớ mình có bao nhiêu học trò học điêu khắc nữa, chỉ nhớ rằng nhiều học trò của tôi giờ đã thành người thầy đem điêu khắc đi truyền dạy ở các làng khác tại H.Nam Đông", ông Bhling Tin trải lòng.

Ông Arất A Hinh (48 tuổi, trú tại thôn 8, xã Thượng Long) khoe tháng 5 vừa qua đã đứng lớp trong vòng 1 tháng để truyền dạy điêu khắc cho 20 người, trong đó có nhiều thanh niên đã tham gia trại sáng tác vừa qua. (còn tiếp) 

Mở 13 lớp truyền dạy văn hóa truyền thống

Theo ông Lê Nhữ Sửu, Trưởng phòng VH-TT H.Nam Đông, đến nay toàn huyện đã mở 13 lớp truyền dạy về văn hóa truyền thống như đánh cồng chiêng, nói lý hát lý, các điệu múa truyền thống…, thu hút hơn 350 học viên tham gia. "Công tác bảo tồn và phát huy dân ca, dân nhạc, dân vũ được chú trọng. Các địa phương đã phục dựng các lễ hội, làn điệu dân gian, trò chơi dân gian, môn thể thao truyền thống... góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc miền núi Nam Đông", ông Sửu nói.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap